Cách Thay Nước Cho Hồ Cá Cảnh Biển

Cách Thay Nước Cho Hồ Cá Cảnh Biển

Thay nước cho bể cá cảnh biển là vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng thực chất không hề đơn giản nếu như bạn không hiểu rõ về nó. Hy vọng những kiến thức được chia sẽ dưới đây sẽ hỗ trợ phần nào các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này .

1 . Khi Nào Cần Thay Nước / Châm nước

  • Trường hợp 1 : Nước hao hụt do bay hơi ( nước bay đi , muối ở lại ) -> Châm thêm nước ngọt để cân bằng lại độ mặn trong hồ  .
  • Trường hợp 2 : Thay nước hoặc bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến mất nước trực tiếp từ hồ ( nước và muối cùng bị đưa ra khỏi hồ ) -> Châm lại nước mặn ( pha đúng theo độ mặn hiện tại của hồ để tránh làm sốc các sinh vật trong hồ )
  • Trường hợp 3 : Nồng độ các chất độc như :Nh3/nh4, No3, Po4,.. vượt ngưỡng cho phép -> Thay nước mặn ( pha đúng theo độ mặn hiện tại của hồ để tránh làm sốc các sinh vật trong hồ )
  • Trường hợp 4 : Thay nước định kỳ hằng tuần để bổ sung thêm các chất vi lượng -> Thay nước mặn ( pha đúng theo độ mặn hiện tại của hồ để tránh làm sốc các sinh vật trong hồ )

2 . Xử lý nước trước khi thay

  • Tối ưu nhất là nước ngọt trước khi thay hoặc dùng để pha muối nên được xử lí qua bộ lọc nước RO-DI chuyên dụng , nước qua hệ thống lọc này sẽ có TDS (Total Dissolved Solids: tổng chất rắn hòa tan trong nước ) = 0
  • Vì sao phải sử dụng nước TDS = 0 . Lí do , San Hô là loài rất nhạy cảm với các kim loại độc hại trong nước nên việc đưa nước có TDS > 0 đồng nghĩa là đưa tạp chất vào môi trường nước trong hồ san hô .
  • Mức độ TDS trong nước sinh hoạt lấy trực tiếp từ vòi có mức độ TDS không giống nhau , chênh lệnh khá cao tùy theo khu vực (50 – 300 hoặc có thể cao hơn nữa ) . 2 khu vực có thể có TDS nước giống nhau nhưng chưa chắc nước đã tốt như nhau, để biết chính xác trong nước TDS cao có những gì thì cần phải test  ICP ( phương pháp test này có chi phí rất cao cho mỗi lần test )
  • Để kiểm tra TDS thì bạn cần phải có một bút đo chuyên dụng, giá thành trên thị trường từ vài chục đến vài trăm nghìn / 1 bút .
Hình ảnh bộ lọc RO-DI chuyên dụng
Hình ảnh bộ lọc RO-DI chuyên dụng

3 . Câu hỏi thường gặp

  • Hỏi : Có bắt buộc phải là nước có TDS=0 thì mới châm cho san hô được không ?
  • Trả lời : Như phần trình bày phí trên , nước TDS > 0 đồng nghĩa với nước sẽ bị lẫn một số tạp chất không kiểm soát được , chúng ta không biết chính xác đó là những tạp chất gì , nên theo quan điểm của mình thì bạn cứ nên ƯU TIÊN sử dụng nước có TDS=0 để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra .

 

  • Hỏi : Nếu cần thay nước gấp mà không có nước RO-DI (TDS = 0 ) thì phải xử lí như thế nào ? 
  • Trả Lời : Trường hợp khẩn cấp không có nước TDS = 0 thì bạn có thể sử dụng phương án đó là nước suối Aquafina ( TDS <10 ) . Trong trường khẩn cấp hơn mà bạn không tìm được nước suối aquafina thì phương án cuối cùng sẽ là sử dụng nước máy sinh hoạt. Nhưng để sử dụng nước máy sinh hoạt, bạn phải để nước ra xô, chậu qua 1 đêm để CLO trong nước được bay hơi bớt ( CLO trong nước có thể giết chết một lượng các vi sinh có lợi trong hồ cá ) hoặc có thể sử dụng một số chế phẩm khử CLO cấp tốc ( được bày bán khá thông dụng ở các tiệm cá cảnh )

Tổng kết :

Việc sở hữu một bộ lọc RO-DI (TDS=0) là biển sẽ là phương pháp tối ưu nhất cho bể cá biển.

Sử dụng nước aquafina hoặc nước máy (đã khử CLO ) là biện pháp cuối cùng cho việc thay nước hoặc bù nước khẩn cấp vì tiềm ẩn nhiều rủi ro sau đó. Nên thật sự cẩn trọng khi sử dụng phương pháp này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *