Nội dung bài viết
Các Thiết Bị Và Sản Phẩm Cần Thiết Để Setup Hồ Cá Cảnh Biển
Đây là câu hỏi được rất nhiều người chơi khi bắt đầu tìm hiểu về thú chơi cá cảnh biển , bài viết này sẽ tổng hợp các thiết bị cần thiết phải có khi chuẩn bị bắt đầu setup một hồ nuôi san hô và cá cảnh biển.
Lưu ý : sẽ còn rất nhiều thiết bị khác đã và đang được sử dụng trong hệ thống hồ cá cảnh biển nhưng không được nhắc ở đây vì theo đánh giá của mình những thiết bị đó sẽ nằm ở phân khúc nâng cao và chi phí đầu tư cũng khá đắt đỏ, chúng chỉ phù hợp với những người chơi lâu năm và chuyên nghiệp ( có hoặc không có vẫn được ). Danh sách các thiết bị đưới đây theo đánh giá của mình là những thiết bị bắt buộc phải có để duy trì tốt cho một hệ thống hồ san hô và cá biển. Nào, bây giờ chúng ta hãy bắt đầy tìm hiểu những sản phẩm này là gì nhé !!!
1.Hồ cá biển :
Hồ chính sử dụng cho các hồ cá cảnh biển thường có 2 dạng chính đó là bể lọc vách và bể lọc tràn dưới. Tùy theo nhu cầu và điều kiện kinh tế thì mọi người có thể cân nhắc lựa chọn giữa 2 loại bể này để làm bể chính cho hệ thống hồ cá cảnh biển .
Hồ lọc vách :
- Hồ chính sẽ được tích hợp một hệ thống lọc trực tiếp trong hồ ( còn được gọi là lọc vách ) được thiết có sẵn bơm và đường ống. Tổng thể hệ thống lọc vách tiêu chuẩn thường sẽ 2 phần chính : ” phần lọc vách ” và phần ” hồ chính “. Phần lọc vách thường sẽ có 3 ngăn ( có thể ít hoặc nhiều hơn tùy theo đơn vị thiết kế ). Ngăn đầu tiên thường được đặt vật liệu lọc hoặc hệ thống bông lọc dùng để lọc cặn thô, ngăn thứ 2 dùng để đặt skimmer phân tách mùn bã hữu cơ, và ngăn cuối cùng là nơi đặt máy bơm để đưa nước trở về lại không gian hồ chính.
- Hệ thống lọc vách giúp tiết kiệm tối đa chi phí cũng như tạo tính thẫm mỹ cao khi lọc vách sẽ che phủ được các máy móc thiết bị rườm rà được đặt trực tiếp trong hồ. Bên cạnh những ưu điểm kể trên, điểm trừ của hệ thống hồ lọc vách là sẽ bị mất đi một khoảng không gian trong hồ để nhường chỗ cho hệ thống lọc .
Hồ lọc tràn dưới :
- Trái với tính đơn giản và gọn gàn của hệ thống hồ lọc vách, hệ thống hồ lọc tràn dưới được biết đến là một hệ thống đồ sộ và chuyên nghiệp. Tại đây hệ thống lọc sẽ không còn được đặt trược tiếp vào hồ chính mà sẽ được nằm ở phía dưới của bể chính với một không gian tách rời riêng biệt. Hồ chính sẽ rộng rãi hơn do không phải tốn diện tích cho phần lọc nằm trực tiếp trong bể. Phần hệ thống lọc sẽ được tác rời thành một bể riêng biệt với không gian lơn hơn, giúp thoải mái đặt vào nhiều vật liệu lọc và thiết bị hơn.
- Phần hồ chính và phần hồ lọc tràn ( sump ) được liên kết với nhau bằng một hệ thống đường ống chuyên nghiệp được thông qua bộ phận hộp lọc tràn nằm ở phía sau của hồ chính ( tùy theo thiết kết mà hộp lọc tràn cũng có thể được đặt ở phía trong của hồ ) . Hộp lọc tràn đóng vai trò là nơi dẫn nước trực tiếp từ hồ chính xuống hệ thống SUMP bên dưới , nước sau khi đi qua hệ thống này đã được xử lý phần lớn các chất thải dư thừa và sau đó được hệ thống bơm ngược trở lại hồ chính phía trên.
- Ưu điểm của hệ thống này chính là tối ưu hóa các thiết bị chuyên dụng để xử lý mọi vấn đề phát sinh của hồ cá. Bên cạnh đó nhược điểm là chi phí đầu tư ban đầu cũng như chi phí duy trì là khá cao.
3.Skimmer hồ cá biển :
Trong môi trường hồ cá, chất thải từ các sinh vật trong hồ sau một thời gian sẽ phân hủy thành các chất độc hại như : No2, Nh3/Nh4, No3, Po4,.. .Hệ thống hồ thủy sinh nước ngọt đơn giản là chỉ sử dụng các bông lọc để giữ lại các chất thải này , nhưng đó là không đủ với hệ thống hồ cá cảnh biển. Lý do là môi trường hồ cá biển thường có độ PH cao từ 8.2-8.5 , ở ngưỡng PH này Nh3 ( chất rất độc với cá ) được sinh ra nhiều hơn .
Từ đó skimmer ra đời với mục đích tách hẳn các chất thải hữu cơ ra khỏi nước hoàn toàn trước khi chúng phân hủy thành các chất độc hại. Bên cạnh đó skimmer còn là nguồn cung cấp oxy dồi dào cho các sinh vật sống trong bể. Thiết bị này được ví như trái tim của toàn bộ hệ thống hồ cá biển .
4.Vi Sinh :
Tất cả các bộ lọc cần hệ vi sinh để xử lý nước, không phải chỉ cần lắp bộ lọc, sử dụng các vật liệu lọc cho bể cá đã là xong. Đây là điều sai lầm của rất nhiều người. Yếu tố quan trọng nhất của việc làm sạch và trong nước đó chính là hệ vi sinh, tác dụng của vi sinh trong hồ cá biển là việc xử lý nước trực tiếp, còn các vật liệu lọc chỉ là giá thể, nơi ở để cho vi sinh sống, bám, sinh sôi phát triển.
Nếu không sử dụng chế phẩm sinh học men vi sinh hỗ trợ cho việc sinh sôi của vi sinh thì dần dần trong hồ cũng sẽ có vi sinh, nhưng thời gian để chúng tự sinh sôi rất chậm. Ngoài việc tăng khả năng sinh sôi của vi sinh thì một số sản phẩm vi sinh cao cấp còn bổ sung thêm một số chủng vi sinh đặc biệt giúp tối ưu hơn khả năng xử lí các chất trong nước.
5.Vật liệu Lọc :
Vi sinh được biết đến như là nhân vật chính cho việc xử lý các chất độc hại trong nước thì vật liệu lọc được hiểu là nơi trú ngụ và sinh sôi của các loại vi sinh. Vật liệu lọc càng cao cấp đồng nghĩa với không gian chưa vi sinh càng lớn. Một số loại vật liệu lọc chuyên dụng còn giúp phát triện được một số vị sinh kỵ khí , xử lý rất tốt các chất No3 và Po4. Một số vật liệu lọc thông dụng trên thị trường hiện nay có thể kể đến như : sứ thanh , sứ đậu hủ , bio filter sphere, bio filter block,.. đá sống cũng được biết đến như là một vật liệu lọc sinh học có sẵn trong tự nhiên.
6.Đèn :
Là thiết bị cung cấp ánh sáng cho cá và san hô trong hồ. Có thể bạn chưa biết trên bề mặt san hô có một lớp tảo cộng sinh, lớp tảo này hấp thụ và quang hợp ánh sáng. Từ đó lớp tảo này cũng cấp năng lượng cho các hoạt động sống của san hô. Một cây đèn tốt sẽ giúp san hô phát triển và giữ được màu sắc tươi sáng hơn. Những dòng san hô khó tính như SPS sẽ cần những đèn có công suất lớn và quang phổ mạnh . Hãy nhớ, việc cung cấp ánh sáng phù hợp cho san hô sẽ là một chìa khóa dẫn đến thành công trên con đường chinh phục bộ môn này .
7.Khúc Xạ Kế ( dụng cụ đo độ mặn ) :
Là thiết bị dùng để đo nồng độ mặn của nước. Nắm được thông số về độ mặn sẽ chúng chúng ta dễ dàng kiểm soát độ mặn phù hợp với điều kiện sống của các sinh vật trong bể. Độ mặn cho hồ cá thường giao động từ 1023 – 1026.
8.Muối Chuyên Dụng :
Để nuôi được các dòng cá và san hô biển thì chắc chắc là phải cần đến nước mặn. Nguồn nước mặn được nhiều người nghĩ đến đầu tiên đó chính là nguồn nước được lấy trực tiếp từ biển, nhưng phương pháp sử dụng nước trực tiếp lấy từ biển tiềm ẩn nhiều rủi ro do không kiểm soát được tạp chất cũng như nồng độ các chất vi lượng trong nước .
Từ đó muối chuyên dụng ra đời , đáp ứng đầy đủ các yếu tố cần thiết cho san hô và cá biển , cũng như không mang thêm các tạp chất gây hại . Nồng độ các chất vi lượng trong muối sẽ phụ thuộc vào loại và nhà sản xuất khác nhau . Hiện tại trên thị trường Việt Nam đang có nhiều hãng muối chất lượng để anh em có thể lựa chọn.
9.Đá Layout :
Có nguồn gốc là đá san hô được khai thác trực tiếp từ biển, đã qua xử lí tạp chất và vi khuẩn. Đá layout thường được dùng để trang trí và làm giá thể để dán san hô. Ngoài ra, đá layout còn có công dụng cân bằng PH cần thiết và cũng là nơi trú ẩn của vi sinh.
10.Cát :
Đóng vai trò thẫm mỹ và cũng là nơi trú ẩn của vi sinh kỵ khí ( xử lý No3, Po4 ) nếu nền cát đủ dày. Việc có hay không có nền cát còn tùy thuộc vào sở thích của mỗi người , nền cát là không bắt buộc phải có.
Tham khảo video hướng dẫn setup hồ cá cảnh biển từ A-Z :
- Tôm Mantis ( Tôm Càng Búa) Và Cách Nuôi Tôm Mantis Tại Nhà
- Công Thức Châm Canxi – Magie – Kh tiêu chuẩn cho các bể san hô (Áp dụng cho sản phẩm Redsea)
- Các Thiết Bị Và Sản Phẩm Cần Thiết Để Setup Hồ Cá Cảnh Biển
- Nên Sử Dụng Nước Biển Hay Muối Chuyên Dụng Cho Hồ Cá Biển ?
- 5 Điều Giúp Bể Cá Cảnh Biển Của Bạn Đẹp Long Lanh